# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Câu chuyện ngụ ngôn “CON ẾCH ĐI TÌM NƯỚC”

Ngày xưa có một con ếch C sống trong hồ nước, đến mùa hạ sức nóng làm nước khô cạn, con ếch C suy nghĩ rằng: - “Không có nước là không sốn...

Ngày xưa có một con ếch C sống trong hồ nước, đến mùa hạ sức nóng làm nước khô cạn, con ếch C suy nghĩ rằng:

- “Không có nước là không sống nổi, chim chọn rừng mà đậu, ếch chọn nước mà sống”

Thế rồi con ếch C đi tìm nước để sống, nó tìm thấy một cái giếng nước, nó vô cùng mừng rỡ và sung sướng định nhảy xuống giếng. Bấy giờ có một con ếch B thông minh nhìn thấy bảo rằng:

- “Bạn à! Bạn làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó: Bạn có biết rằng: một khi bạn nhảy xuống giếng rồi, thì bạn sẽ ở luôn dưới đó không có cơ hội thoát ra được cái giếng này”.

Chú ếch C bảo rằng:

- “Nơi này có thể cho tôi cư trú và ăn uống, nghỉ ngơi hít thở trong lành, không có nước thì làm sao để tôi sống”

Con ếch B bảo rằng:

- “Đương nhiên vào đó thì có nước để sống là tốt rồi, nhưng vấn đề là sau này làm sao bạn ra ngoài đây”?

Thế rồi con ếch C nhảy xuống giếng ở dưới đó thiên thu, sau khi nó nhảy xuống giếng, bấy giờ thì nó mới hối hận làm sao thoát khỏi cái giếng này, cơ hội để thoát ra không thể nào, trừ phi có người cứu vớt.

Con ếch B bỏ đi nói rằng:

- “Thật đáng tội nghiệp, kẻ ngu si cố chấp”!!!

(Phỏng theo truyện ngụ ngôn “hai con ếch”của Đài Loan)

Lời Bình:

Câu chuyện ngụ ngôn này muốn nói đến vấn đề: “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” cùng với triết lý “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả” và “tham ái là nguyên nhân của khổ đau và sinh tử luân hồi”

Ý nghĩa tượng trưng:

1.     Cái hồ nước biểu trưng cho cảnh giới cõi người chúng ta đang sống
2.     Con ếch C là biểu trưng cho chúng sinh ngu si, con ếch B là chỉ cho Bồ Tát có trí tuệ.
3.     Cái giếng nước là biểu trưng cho cái hố sâu tội lỗi là địa ngục,
4.     Nước là biểu trưng cho dòng ái dục, chúng sinh khao khát trong ngũ dục tài, sắc, danh, thực, thùy (sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ)

I. Phân tích về con ếch C (chỉ cho chúng sinh sợ quả)

Trong thế giới phàm trần, thì ai cũng sợ khổ và cầu vui, nhưng người mê (phàm phu) chỉ sợ cái quả khổ, mong cầu cái quả vui, ngược lại Bồ Tát thì thấy được cái nhân khổ đau, tạo nhân vui. Vì thế người trí nhìn từ cái nhân thiện mà hành động bỏ ác, còn chúng sinh (phàm phu) sợ quả khổ mà vẫn tạo nhân ác. Họ vẫn biết rằng: giết người cướp của bị tử hình, buôn bán xì ke ma túy hại người bị tử hình mà họ vẫn cứ làm, biết uống rượu là mất hạnh phúc gia đình, nhưng họ vẫn cứ uống, cờ bạc tan nát cửa nhà mà họ vẫn cứ chơi, vì thế trong Trường Bộ Kinh, đức Phật dạy:

“Có bạn gọi bạn rượu,
Có bạn, bạn bằng mồm,
Bạn lúc thật hữu sự,
Mới xứng danh bạn bè.
Ngủ ngày, thông vợ người,
Ưa đấu tranh, làm hại,
Thân ác hữu, xan tham,
Sáu sự não hại người.
Ác hữu, ác bạn lữ,
Ác hạnh, hành ác xứ,
Ðời này cả đời sau,
Hai đời, người bị hại.
Cờ bạc và đàn bà,
Rượu chè, múa và hát
Ngủ ngày, đi phi thời
Thân ác hữu, xan tham,
Sáu sự não hại người.
Chơi xúc xắc, uống rượu
Theo đuổi đàn bà người,
Lẽ sống của người khác,
Thân cận kẻ hạ tiện,
Không thân cận bậc trí,
Người ấy tự héo mòn,
Như trăng trong mùa khuyết.
Rượu chè không tiền của,
Khao khát, tìm tửu điếm,
Bị chìm trong nợ nần,
Như chìm trong bồn nước,
Mau chóng tự hại mình,
Như kẻ mất gia đình.” [1]

Kẻ ngu không bao giờ nghĩ đến nhân lành để làm, thì chắc chắn cái hậu quả mang đến sẽ là khổ đau, giam hãm trăm nghìn kiếp nơi Địa ngục (như con ếch C vì ham nước để sống quên đi cái họa ở luôn dưới giếng).

“Vì nghĩ đến tư lợi,
Nên mới cướp hại người,
Khi người khác cướp hại,
Bị hại, lại hại người.
Người ngu nghĩ như vậy,
Khi ác chưa chín muồi,
Khi ác đã chín muồi,
Người ngu chịu khổ đau.
Sát người, bị người sát,
Thắng người, bị người thắng,
Mắng người, người mắng lại,
Não người, người não lại,
Do nghiệp được diễn tiến,
Bị hại, lại hại người.” [2]

Do đâu chúng sinh tạo ác nghiệp cũng từ tâm vô minh và dục vọng của con người chính là tác nhân gây ra sự đau khổ, là con đường đưa đến vực sâu của tội lỗi, sự ham muốn của con người không có điểm dừng như là một áng mây mờ che khuất ánh mặt trời chân lý, cũng giống như vô minh (ngu si) che lấp trí tuệ sáng suốt của con người, khiến họ lao vào cuộc đời tạo nhiều nghiệp ác để thỏa mãn cái dục vọng đê hèn

Con người tham ái, thật thâm sâu
Bao năm dong ruổi, mãi tìm cầu
Mang nặng nghiệp trần, nơi tâm thức
Luân hồi lục đạo, chịu khổ đau (T. Trí Giải)

Vì lòng tham sinh ra trộm của, giết người ở tiệm vàng Ngọc Bích, sát thủ Lê Văn Luyện, đã giết chết ba mạng người, đôi vợ chồng, đứa con gái 18 tháng tuổi cũng không tha, em Bích mới 8 tuổi cũng bị chém trọng thương đầu và đứt cánh tay, em Bích như người được trở về từ cõi chết. Tội ác của sát thủ Lê Văn Luyện thật dã man trong độ tuổi chưa vị thành niên. Vậy mà bàn tay đẫm máu tàn sát cả một gia đình đang sống trong hạnh phúc, bổng dưng gặp cảnh tang thương, rồi đây bé Bích sẽ bị ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, em sẽ sống trong cuộc đời bất hạnh không cha không mẹ…còn tên sát thủ Lê Văn Luyện sẽ bị luật pháp trừng trị, tử hình hoặc tù tội. Nhưng ba mạng người kia có sống lại được chăng? Vì vậy, “phàm làm việc gì cũng cần nghĩ đến hậu quả của nó”

“Ai mưu cầu hạnh phúc
Bằng cách hại chúng sinh
Các loài thích an lành,
Ngày sau chẳng hạnh phúc” (Pc: 131)

Xã hội ngày nay, còn nhiều chuyện tệ hại và đau lòng hơn, con giết cha mẹ, vợ giết chồng, anh giết em….Đạo đức xã hội mỗi ngày càng xuống cấp trầm trọng, tất cả những hành vi tội ác xảy ra có nhiều nguyên nhân như sau:

(1) Con em thiếu giáo dục từ nhỏ,
(2) Nền giáo dục không đúng hướng dẫn đến bạo lực học đường…
(3) Cuộc sống chênh lệch giũa giàu nghèo quá cao,
(4) Trình trạng thất nghiệp, đói khổ
(5) Môi trường gia đình, xã hội thiếu sự quản lý con em
(6) Sự tan vỡ hôn nhân của vợ chồng
(7) Tác động truyền thông phim ảnh, game online không lành mạnh,
(8) Tiếp thu những văn hóa không lành mạnh, như cờ bạc, rượu chè…
(9) Ảnh hưởng những tư tưởng tôn giáo cực đoan…

Tất cả những nguyên nhân trên đẩy giới trẻ ngày càng ăn chơi xa đọa phạm tội, giết người cướp của… đánh mất luân thường đạo lý làm người. Nhà nước chỉ ngăn chặn cái hậu quả, trừng trị những người phạm tội mà không ngăn chặn từ cái nhân ác, kẻ nào phạm tội giết người thì luật pháp đem ra tử hình. Nhưng tử hình người này, còn những người khác phạm tội nữa…vì vậy, ngày nào cũng có kẻ giết người cướp của làm cho nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh đau thương và làm bất an cho xã hội. Những người tạo ác ở đời này, sau khi trả quả báo hiện tiền, thân hoại mạng chung sinh vào cõi ác, vì thế đức Phật dạy rằng:

“Có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý không nghĩ thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”[3]

Tại sao chúng ta không xây dựng một nếp sống Đạo đức nhân bản bằng cách trồng người và quản lý con em một cách chặt chẽ. Tại sao chúng ta không xây dựng vào đời tâm linh của các em bằng niềm tin và sự thực hành tôn giáo vững chắc qua những giáo lý Từ bi để biết yêu thương người khác, không gây hận thù, tranh chấp… và giáo lý Nhân quả, Luân hồi, Nghiệp báo… để các em thấy rõ nguyên nhân và hậu quả của sự tạo ác, để tránh cái nhân phạm tội. Tại sao trong chốn học đường không dạy những gương hiếu thảo của bậc tiền nhân để các em noi theo hiếu kính ông bà cha mẹ, và lễ phép với những người chung quanh. Nhà trường luôn tôn vinh: “tiên học lễ hậu học văn” nhưng ngày nay chỉ thấy các em học văn, không học lễ. Học trò vô phép Thầy cô, bạo lực học đường hàng ngày xảy ra liên tục

Vì vậy, muốn cho xã hội bình an không còn người phạm tội, điều kiện duy nhất chúng ta phải thiết lập năm giới (không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) vào đời sống của mỗi gia đình trong xã hội, năm giới là nền tảng đạo đức căn bản để trở thành một con người chân chính và tốt đẹp. Tam quy, ngũ giới là một nếp sống đạo đức nhân văn lành mạnh, là cơ hội để bạn trở lại làm người, giữ kiếp người, và nó tạo ra một xã hội chân thiện mỹ, và cũng giúp cho con người tiếp tục tu hành bước lên những quả vị Thánh nhân như: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật, vì thế đức Phật dạy rằng:

Vị luôn luôn trì giới,
Trí tuệ, khéo định tĩnh,
Chí siêng năng dõng mãnh,
Vượt bộc lưu khó vượt.
Vị đoạn, ly dục tưởng,
Vượt khỏi sắc triền phược,
Ðoạn tận hỷ, hữu ái,
Không chìm xuống vực sâu. [4]

Như vậy, Nhà nước và gia đình cần phải trồng nhân thiện cho các em từ nhỏ để lớn lên không bị phạm pháp trộm cướp giết người, tà dâm, hút chích, ăn chơi xa đọa… Theo quan điểm của Phật giáo tất cả những hành vi tội ác của con người nguồn gốc bạo động phát sinh từ cái tâm si (vô minh) tạo nên làng gió hỷ, nộ, ái, ố…và cái tâm tham của con người luôn chạy theo ngũ dục thế gian mà quên chính mình, tạo vô số nghiệp bất thiện. Hậu quả của những kẻ trộm cướp giết người là tử hình, tù tội, lúc bấy giờ họ mới hối hận, ăn năn thì cũng muộn màng rồi. Như con ếch thấy nước ham sống nhảy vào rồi hối hận ra không được. Vì thế Cổ nhân có dạy rằng:

“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ,
Một đời vô Đạo vạn đời sầu”

Kiếp này chúng ta sinh ra làm người thật là may mắn, vì kiếp trước biết tu nhân tích đức, nhưng lại không gieo trồng nhân giải thoát, phải tái sinh lại làm kiếp người. Nếu kiếp này chúng ta sinh ra không biết tu, dong rủi tìm cầu ngũ dục (tài, sắc, danh, thực thùy) để cung phụng cho xác thân phàm phu, để rồi tạo vô số tội ác. Ngày tháng qua dần đến khi nhắm mắt xui tay, chúng ta mang được cái gì để đi theo? Có phải mang theo những ác nghiệp gây tạo hằng ngày để rồi rơi vào Địa ngục.

Tịnh tâm quán niệm, kiếp vô thường
Thân người giả tạm, giống hạt sương
Mạng người chỉ sống, trong hơi thở
Tu mau kẻo trễ, tỉnh mộng trường (T. Trí Giải)

Con người do tham ái tạo vô số nghiệp bất thiện, cũng giống “con ếch chỉ nghĩ tìm kiếm có nước để sống mà quên đi cái hậu quả ở mãi dưới giếng”,

“Loài người bị đắm say,
Trong tài sản, trong dục,
Họ tham lam, điên dại,
Trong các dục ở đời,
Không ý thức rõ ràng,
Ðã quá độ say mê,
Chẳng khác gì con nai,
Không thấy đặt bẫy sập,
Về sau họ khổ đau,
Chịu quả báo ác nghiệp.” [5]

II.   Con ếch B là tượng trưng cho Bồ Tát sợ nhân

Còn đối với (Bồ Tát = Bodhisattva) là bậc có trí tuệ thấy rõ cái đầu mối nguyên nhân khổ đau, và an lạc. Muốn dứt khổ đạt vui thì tốt nhất chúng ta đừng gieo nhân đau khổ. Chúng ta không gieo cái nhân khổ thì làm gì có cái quả khổ ở vị lai? Còn đối với chúng sinh vì vô minh (mê muội) chỉ thấy cái vui trước mặt mà quên cái khổ ở vị lai, như con ếch tham nước nhảy xuống giếng, cái nhân khổ không tránh, cái nhân vui không tạo. Một khi hậu quả đến cho dù chúng ta có quỳ lạy van xin thì cũng vô ích, vì thế đức Thế Tôn dạy:

“Ai thấy rõ khổ đau,
Và nguyên nhân đau khổ,
Làm sao người như vậy,
Có khuynh hướng các dục?
Sau khi biết sanh y
Là ràng buộc ở đời,
Người biết vậy nên học,
Giải trừ mọi buộc ràng.” [6]

Vì thế Bồ Tát khi thấy cái nhân khổ liền dùng trí tuệ quán chiếu tìm cách để diệt trừ các nhân khổ, Bồ Tát thấy cái nhân tham lam là nguyên nhân của khổ cho nên phát tâm tu bố thí Ba la mật

Hạnh tu bố thí, hiện chữ tâm
Quả được giàu sang cõi hồng trần
Phước huệ song tu, nhân giải thoát
Hạnh nguyện Bồ Tát, lợi tha nhân (T. Trí Giải)

Bồ Tát thấy buông lung phóng dật là pháp bất thiện vì vậy giữ gìn giới luật trang nghiêm để độ, Bồ Tát thấy nhân sân hận, thù oán liền dùng cái tâm Từ bi, nhẫn nhục để hóa giải,

“Hận thù diệt hận thù
Đời này không có được
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu” (Pc: 5)

Câu pháp cú này như là một bức thông điệp hòa bình của Phật giáo, đức Phật luôn khuyên mọi người hãy lấy tình thương yêu để xoa diệu và xóa vết thương hận thù, Bản chất của Từ bi là tình thương bao la dùng chia sẻ những đau thương của chúng sinh, là yết tố xoa diệu và dập tắt tất cả những ngọn lửa phiền não đang thiêu đối Phật tính của mỗi chúng sinh. Từ bi mang đến cho con người một niềm vui hạnh phúc miên viễn. Cũng là lý tưởng để Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sinh.

Nhẫn thân, nhẫn khẩu, nhẫn ý tu
Hơn thua tranh chấp, hóa tâm mù
Gây thù, chuốt oán, thêm đau khổ
Hóa giải oan khiên bởi lòng Từ (T. Trí Giải)

Từ bi của Bồ Tát không xuất phát từ một động lực thầm kín nào, ngoài sự vận hành tự nhiên theo bản chất của nó. Điều này cũng ví như ánh mặt trời, mặt trăng luôn vận hành và chiếu sáng khắp mọi nơi, không phân biệt ranh giới hay quốc độ nào, thì lòng Từ bi của Bồ Tát cũng vậy tỏa rộng bao trùm đến tất cả loài hữu tình, không phân biệt bạn hay kẻ thù, vì thế Từ bi là một phương pháp để hóa giải tất cả những mâu thuẫn trong nội tại trong bản thân mỗi con người, và để giải quyết sự xung đột tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, những thành viên trong gia đình, các cộng đồng, các tổ chức, các quốc gia…đó là một phương pháp tốt nhất để mang lại hòa bình cho cuộc sống nhân loại. Hòa bình không phải dùng những vũ khi tối tân, vũ khí hạt nhân để thôn tính và tàn sát lẫn nhau, thì loài người sẽ rơi vào trong thảm hoạ, vì thế chúng ta luôn nguyện cầu điều này đừng bao giờ xảy ra:

Thành tâm cầu nguyện, khắp muôn nơi
Thiên tai chấm dứt, cứu kiếp người
Chiến tranh thảm khốc, xin dừng lại
Hòa bình chân lý, an lạc đời (T. Trí Giải)

Phật giáo truyền vào mỗi quốc gia bằng một phương châm Từ bi, ôn hòa, bao dung độ lượng, và khuyến khích con người tu hành giữ gìn năm giới, Giới thứ nhất cấm sát sanh là ngăn chặn trực tiếp đến vấn đề sát hại sinh mạng. Bốn giới còn lại (trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu) là ngăn chặn trực tiếp phá hại hạnh phúc của người khác. Bồ Tát thấy rõ dục vọng và si mê là nguyên làm cho con người ngày càng xa lầy vào con đường của tội ác, tạo ra những mâu thuẫn xung đột gây bất an cho xã hội ngày nay.

Kiếp người đau khổ thật tái tê
Tham, sân, si, hận, trí che mờ
Từ bi hóa giải, bao oan trái
Vườn đời xanh ngát, đẹp mộng mơ (T. Trí Giải)

Muốn giải quyết những vấn đề khó khăn, bất an trong xã hội hiện thời, thì Chính Phủ và Phật giáo cần phải quan tâm đến sự chuyển hóa nội tâm của giới trẻ từ tiêu cực sang tinh thần Từ bi, bằng những phương pháp thiền, pháp môn niệm Phật, khuyến khích mọi người ăn chay, quy y Tam Bảo, thường tổ chức những khóa tu cho giới trẻ và truyền đạt năng lượng tinh thần Từ, Bi, Hỷ Xả, bao dung, độ lượng vào tâm linh của các em, như chùa Hoằng Pháp và nhiều chùa đã làm, vì giúp thế hệ trẻ tâm bình thì mới tạo nên thế giới bình “tướng tự tâm sinh” “vạn pháp do tâm khởi.” Phật giáo lo đời sống tinh thần cho người dân, còn Chính phủ Nhà nước cần phải đời sống vật chất ấm no cho nhân dân, có như vậy thì dân giàu nước mạnh, tệ nạn xã hội ngày càng giảm đi, cuộc sống sẽ hòa bình.

Vì thế Krishnamuti một nhà tư tưởng kiệt xuất của Ấn Độ đã nói: “Phương tiện của hòa bình chẳng gì khó, phương tiện đó là sự thật và tình thương. Điều ấy phải khởi đầu từ cá nhân, muốn đi xa phải bắt đầu từ gần, và việc làm đầu tiên là ở nội tâm, cội nguồn của hòa bình không phải ở bên ngoài chúng ta, muốn có hòa bình chung,  mỗi chúng ta có hòa bình trước, muốn chấm dứt bạo lực, chúng ta phải tự cởi bỏ hết mọi nguyên nhân của bạo lực, mỗi người phải bắt tay vào việc tự chuyển hóa tâm mình, tâm trí của chúng ta phải chất phác, trống rỗng một cách tích cực và chuyên nhất, thì lúc ấy tình thương mới nảy sinh, chỉ có tình thương mới mang lại hòa bình cho thế giới” [7] Vì thế Bồ Tát có con mắt trí tuệ thấy ngu si (vô minh) là nguyên nhân của trầm luân sinh tử luân hồi, cho nên Bồ Tát dùng trí huệ Ba-la-mật để diệt trừ vô minh, cắt đứt mầm móng sinh tử khổ đau.

Bậc trí sống ở đời sống vẫn ăn, uống, ngủ nghỉ, làm việc…nhưng cái tâm luôn biết đủ, và chánh niệm tỉnh giác, không chạy theo ngũ dục thế gian, không xa đọa vào ác đạo. Con ếch B trong câu chuyện nó cũng giống điểm này nó vẫn sống ở nước, nhưng nó không ngu dại sống kiềm hãm dưới đáy giếng sâu mà không có cơ hội thoát thân.

“Hãy xem thế gian này
Như xe vua lộng lẫy
Kẻ ngu ngắm mê mải
Người trí chẳng bận tâm” (Pc:171)

Vì thế Bồ Tát tu Lục độ là để diệt trừ sáu pháp bất thiện nguyên nhân của khổ đau sinh tử luân hồi, nhân đau khổ đã diệt thì quả đau khổ đâu đến được. Vì vậy, qua câu chuyện hai con ếch, giúp cho chúng ta luôn chánh niệm và luôn ghi nhớ: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Câu chuyện tuy đơn giản nhưng hàm chứa một triết lý thật sâu sắc, người viết xin chia sẻ vài ý để chúng ta cùng nhau trao đổi tu học trong ngôi nhà chánh Pháp của Như Lai.

Hoa sen tinh khiết chốn bùn nhơ
Thoát lên mặt nước tự bao giờ
Tỏa hương thơm ngát chân thiện mỹ
Tô điểm trần gian thật nên thơ (T. Trí Giải)


Chú thích:

[1]Trường Bộ Kinh, phần Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
[2]Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập I - Thiên Có Kệ, Chương III Tương Ưng Kosala, phần: IV,V. Hai Lời Nói Về Chiến Tranh (Si,82)
[3] Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương II - Hai Pháp, phẩm tranh luận
[4] Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập I - Thiên Có Kệ, phẩm III phần đa số
[5] Tiếp theo: chương II, phần: V. Candana: Chiên Ðàn (S.i,53)
[6] Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập I - Thiên Có Kệ Chương III Tương Ưng Kosala, phần thiểu số (S.i,73)
[7] Từ Bi Là Nền Tảng Của Hoa Bình Thế Giới, Đức Dalailama, Phương Dung dịch

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Câu chuyện ngụ ngôn “CON ẾCH ĐI TÌM NƯỚC”
Câu chuyện ngụ ngôn “CON ẾCH ĐI TÌM NƯỚC”
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiyNfUF0EOpI-zNAwkAGe8TvvDkMla9W5Z_IGUZY5DuilAwNikaMZLQWE3bAsyKKBkRqgCVPJApxdQN5VzABUqc92V3PjwJA7fxOAih6MG0z85786srdb4tSHyCpjSnUqiyggc4WNWFU18/s1600/FrogInWell.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiyNfUF0EOpI-zNAwkAGe8TvvDkMla9W5Z_IGUZY5DuilAwNikaMZLQWE3bAsyKKBkRqgCVPJApxdQN5VzABUqc92V3PjwJA7fxOAih6MG0z85786srdb4tSHyCpjSnUqiyggc4WNWFU18/s72-c/FrogInWell.jpg
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2011/10/binh-luan-cau-chuyen-ngu-ngon-con-ech-i.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2011/10/binh-luan-cau-chuyen-ngu-ngon-con-ech-i.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại