# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

GIỚI LÀ CHÍ THIỆN

Chuyện tiền thân Silavimamsana (Jàtaka 369) kể về câu chuyện của một vị Bà-la-môn được xã hội kính trọng. Ông thắc mắc không biết họ kính tr...

Chuyện tiền thân Silavimamsana (Jàtaka 369) kể về câu chuyện của một vị Bà-la-môn được xã hội kính trọng. Ông thắc mắc không biết họ kính trọng mình vì điều gì. Vị này sống dựa vào vua Kosala, thọ ba quy y, giữ năm giới không sai phạm, thông suốt ba tập Vệ-đà. Vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: vua đối với ta kính trọng hơn nhựng người Bà-la-môn khác và đặt ta vào địa vị tối thượng. Nhưng nhà vua kính trọng ta là do dòng dõi, nghề nghiệp hay là do giới đức của ta? Ta hãy đem ra thử thách.

ddpgvglcntg_605728149

Vị Bà-la-môn này quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ năm giới. Chúng ta cần một giải thích ngắn về danh từ “giới”. “Giới” có rất nhiều nghĩa vì trong chữ Hán-Việt, có rất nhiều chữ khác nhau cùng có âm “giới”. Theo Từ điển Thiền Chửu, chữ “giới” trong “năm giới” có các ý nghĩa là “răn”(trong khuyên răng, điều răng) hay “phòng bị”. Muốn cho nhà cửa không bị trộm cướp, cần phải có khóa, có hàng rào, đó là phòng bị. Muốn quốc gia không bị xâm lấn, áp bức, cần phải có quân đội, đó là phòng bị. Đối với Phật học, mọi người đều chịu hậu quả do những hành vi của mình, làm điều xấu thì chịu hậu quả xấu, làm điều tốt có kết quả tốt. Nếu sát sinh nhiều, sẽ tái sinh vào địa ngục hay làm súc sinh, ngạ quỷ. Nếu tội nhẹ và tái sinh làm người thì sẽ bị một hay nhiều hậu quả như: tật nguyền, thân hình xấu xí, thân hình đầy sẹo, sắc diện tối tăm, da thịt sần sùi, hay sợ hãi, thuộc hạ bi chia rẽ, thường bị tai nạn do khí giới, thuốc độc, si mê, ngu dốt, hay bênh hoạn ốm đau, thường chết yểu, có ít bạn bè, thân hình đắng ghê sợ, hay sầu não, lo sợ, con cháu xa lánh, bị người khác giết. Do đó, để bản thân không gánh chịu hậu quả như vậy, cần phải tiến hành ngăn ngừa nguyên nhân của nó, nghĩa là không “sát sinh”. Vậy chữ “giới” trong Phật học có ý nghĩa là “phòng bị” hay “phòng vệ”.

“Năm giới” có nghĩa là “năm điều phòng bị”. Các hành vi xấu đề cập trong “năm giới” bao gồm giết chóc (sát), lấy của không cho (đạo), quan hệ tình dục sai trái (dâm), dối trá (vọng), uống rượu (tửu). Không thực hiện năm hành vi xấu này chính là nội dung của “năm giới”. Năm điều này còn được gọi là “thường giới”, đa số các nền văn hóa đề có những đều răn này. Giới thứ năm theo Hán-Việt là “giới tửu”. Rượu không trực tiếp gây ra hậu quả xấu như bốn hành vi trước, tuy nhiên, nó làm trí óc mất sáng suốt và gây nghiện, là nguyên nhân khiến người uống rượu gây ra bốn hành vi xấu. Do đó nó được đưa vào “năm giới”. Ngày nay, ngoài rượu còn có thuốc lá, ma túy, thước lắc, nhiều loại game online… Do đó, giới thứ năm có thể mở rộng thành: “ không sử dụng các phương tiện gây nghiện”.

Một hôm, vị ấy, sau khi đi hầu vua, lúc trở về nhà, không hỏi ai, lấy một đồng tiền vàng của người giữ tiền. Người giữ tiền, vì kính trọng vị Bà-la-môn, ngồi yên không nói gì, Ngày kế tiếp, người ấy lấy hai đồng tiền vàng. Người giữ tiền chịu đựng như trước. Ngày thứ ba, người Bà-la-môn lấy cả một nắm tay đồng tiền vàng. Người giữ tiền nói:

- Hôm nay là ngày thứ ba nhà ngươi đánh cắp tài sản của nhà vua!

Và anh ta la lớn ba lần:

- Ta đã bắt dược tên ăn trộm tài sản của nhà vua.

Trong cuộc sống, ai cũng nên tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời như vị Bà-la-môn nói

trên. Giữa vô số các yếu tố tạo nên tạo nên giá trị bản thân, cái nào là chính, cái nào là phụ? Cái nào là bắt buộc phải có, cái nào là không bắt buộc phải có? Xã hội tôn trọng người có kiến thức, có tài năng. Nhưng những người già, kiến thức đã cạn, tài năng đã chùng vẫn được kính trọng. Vậy kiến thức, tài năng thiếu một chút không sao. Xã hội cũng rất coi trọng dòng dõi, gia thế. Nhưng, có nhiểu người không thuộc dòng dõi cao sang, gia thế cũng không có gì đặc biệt mà vẫn được kính trọng. Vậy, dòng dõi gia thế không có cũng không sao. Chính vì vậy, vị Bà-la-môn này tìm cách “phạm giới” thử xem có sao không.

Người ta chạy từ nhiều phía đến và nói:

- Từ trước đến nay người giả bộ có đức hạnh!

Chúng đánh người Bà-la-môn đó hai ba đấm, trói lại và dắt đến trước vua. Rất ân hận, hối tiếc, vua nói:

- Này người Bà-la-môn kia, sao ngươi lại làm điều xấu như vậy? Hãy dẫn hắn đi trừng phạt theo lệnh ta.

- Thưa đại vương, tôi không phải là người ăn trộm.

- Vậy sao ngươi lấy các đồng tiền của ta.

- Ngài đối xử với tôi rất kính trọng nên tôi đã làm như vậy để xem ngài kính trọng tôi vì dòng dõi, nghề nghiệp hay đức giới của tôi. Nay tôi được biết một cách chắc chắn rằng ngài kính trọng tôi do đức giới chứ không phải do dòng dõi hay nghề nghiệp của tôi. Do đó, tôi kết luận: trên đời này giới cao nhất, là đệ nhất.

Vừa lấy cắp vài lần, vị trí của người Bà-la-môn đó đã bị lật nhào. Mọi sự kính trọng của nhà vua đều bị biến mất. Nhà vua hối tiếc rằng: “sao mình đã nhìn lầm người”. Bạn có thể sử dụng phương pháp của vị Bà-la-môn này để thử nghiệm. Bạn mặc đồ hàng hiêu của Pierre Cardin, đi xe Mercedes. Vào một cửa hàng, bạn sẽ được gòi bằng “ông”, tôn trọng hết mức. Nhưng nếu bạn lấy cắp một món hàng chằng có giá trị gì thì ngay lập tức người ta sẽ gọi bạn bằng “thằng”.

Vị Bà-la-môn nói tiếp:

- Tôi cũng biết rằng, tôi không thể nào thành tựu giới này một cách tốt đẹp khi tôi còn sống trong nhà, thụ hưỡng các uế nhiễm. Hôm nay tôi sẽ đi đến Kỳ Viên và sẽ xin xuất gia với bậc Đạo sư. Hãy cho phép tôi xuất gia.

Nhà vua chấp thuận. Người nay vừa đi đến Kỳ Viên xin xuất gia, bạn bè và quyến thuộc không ai có thể ngăn cản được. Vị này rèn luyện không ngưng nghỉ và chứng quả A-la-hán. Mọi người nói tới câu chuyện của người này. Khi nghe được câu chuyện đang bàn đến, bậc đạo sư nói: Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ ngày nay mới có trường hợp như người Bà-la-môn này, sau khi thử thách giới đức của mình, đã xuất gia và đạt được giải thoát cho mình. Thuở xưa, các bậc hiền trí, sau khi thử thách giới đức của mình, đã xuất gia và rèn luyện để sanh lên cõi trời Phạm Thiên. Nói xong Đức Phật kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Baramadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát (tức là Đức Phật khí ngài chưa đạt Đại Giác) sanh làm một người Bà-la-môn chuyên lo tế tự, thiên về bố thí, hướng về giới đức, giữ năm giới rất tinh tấn. Vua đối xử với vị Bà-la-môn ấy rất đặc biệt, kính trọng hơn những người Bà-la-môn khác. Bồ-tát cũng thử thách giới đức của mình như câu chuyện kể trên. Ngài bị trói và được dắt đến nhà vua. Dọc đường, gặp một số người dụ rắn đang trình diễn các trò chơi rắn. Chúng nắm rắn ở đuôi, ở cổ, cuốn rắn quanh cổ họng. Thấy vậy, Bồ-tát nói:

- Chớ nắm rắn ở đuôi, chớ nắm rắn ở cổ, chớ cuốn rắn quanh cổ họng. Rắn sẽ cắn các ngươi và các ngươi sẽ chết.

- Này người Bà-la-môn, con rắn giữ giới, theo chánh hạnh, không làm điều ác như ngươi. Ngươi vì ác giới không theo chánh hạnh, thành kẻ trộm cướp, cướp phá gia sản nhà vua, bây giờ bị bắt.

Bồ-tát suy nghĩ: đến một con rắn, khi nó không cắn, không làm hại còn được gọi là giới đức. Còn nói gì là loài người nữa. Giới trên đời này cao nhất, không có gì cao hơn giới nữa! Rồi họ dắt Bồ-tát tới trước mặt vua. Vua hỏi:

- Người nay là ai vậy?

- Đây là kẻ trộm, cướp phá gia sản của vua.

- Vậy hãy trừng trị nó.

Bồ-tát thưa:

- Thưa đại vương, tôi không phải là người ăn trộm!

- Vậy sao ngươi lấy những đồng tiền vàng?

- Tôi muốn thử xem ngài tôn trọng tôi vì lý do gì. Bây giờ tôi đã biết giới là cao nhất, giới là đệ nhất. Con rắn không cắn, không làm hại còn được gòi là giới đức. Giới là tối thượng, giới là tuyệt diệu.

Bồ-tát đọc bài kệ:

Giới được xem chí thiện
Giới vô thượng ở đời
Hãy xem con rắn độc
Có giới không làm hại.

Như vậy, Bồ-tát với bài kệ này thuyết pháp cho nhà vua đoạn trừ ham muốn. Rồi Bồ-tát xuất gia làm vị tiên nhân tu sĩ, đi vào Hy-mã-lạp sơn, chứng được các thắng trí và tám thiền chứng, được sanh lên cõi trời Phạm Thiên.

Tâm Nghĩa
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 130

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: GIỚI LÀ CHÍ THIỆN
GIỚI LÀ CHÍ THIỆN
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEho3YKtfgA-0Zoy_aBY2EX1mba5QDZgIV5R2AMqY-R4svZAChP1kvVPPco4dSlT-AtMcKPWq0Rg_6lGTbJ4-XQi041LzgtqAnDoD3-PHfmw4skGIpMl22Kgztk_BDCd3vQmaMFE5EOGdgvx/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEho3YKtfgA-0Zoy_aBY2EX1mba5QDZgIV5R2AMqY-R4svZAChP1kvVPPco4dSlT-AtMcKPWq0Rg_6lGTbJ4-XQi041LzgtqAnDoD3-PHfmw4skGIpMl22Kgztk_BDCd3vQmaMFE5EOGdgvx/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2011/11/chuyen-tien-than-silavimamsana-jataka.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2011/11/chuyen-tien-than-silavimamsana-jataka.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại