Là sinh viên đã tốt nghiệp ngành điêu khắc, cô Siew Lian Lim là một nữ tu Phật giáo đã sử dụng những lon nhôm, giấy gói thức ăn, nhựa xốp, v...
Là sinh viên đã tốt nghiệp ngành điêu khắc, cô Siew Lian Lim là một nữ tu Phật giáo đã sử dụng những lon nhôm, giấy gói thức ăn, nhựa xốp, và các loại chất liệu khác để tạo ra những con rối bóng.
Cô Lim đã tìm thấy chỗ đứng của mình trong nghệthuật qua việc tạo nên những con rối bóng đương đại giống như nghệ thuật dân gian từ đất nước của cô là Malaysia.
Cô nói mục đích của nghệ thuật này không nhằm chuyển hóa người xem theo đạo Phật.
Thay vì thế, cô muốn người xem nhìn thấy cô đã làm nên những con rối bóng bằng gì. Bằng rác!
Ảnh: Hòa bình bằng nghệ thuật, Siew Lian Lim, một nữ tu Phật giáo và là sinh viên tốt nghiệp khoa Điêu khắc trước những con rối bóng của cô, làm từ những vật liệu phế thải như lon nhôm, giấy gói, và nhựa xốp
“Số lượng vật liệu phế thải này nhiều vô số kể.Cứ đổ đầy mặt đất với số rác như thế quả không lợi cho môi trường và cả cho chúng ta,” cô nói.
Kết hợp những giấy gói mì Ramenđể làm những con rối luôn nhắc cô nhớ đến tuổi thơ của mình lớn lên giữa đồnđiền cao su nghèo nàn ở Malaysia, khi ấy người dân đa số là thất học.
“Tôi muốn để dành những tờ báo cũlà giấy để gói rau. Tôi phơi khô rồi bắt đầu tập đọc, bởi vì lúc đó những sáchđọc quá hiếm hoi.
13 tuổi cô Lim bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa của cuộcđời. Cha cô qua đời khi cô lên ba tuổi, và 4 người trong 13 anh chị em của cô cũng lần lượt qua đời. “Chúng tôi quá nghèo, phải đi vay sữa của hàng xóm…”.
Cô biết đến Phật giáo khi vừa ghi danh dự bị Đại học, và giáo sư đã có bài thuyết trình về Nghiệptại lớp cô. Trước đó cô không hề biết chút gì về Phật giáo, vì cả gia đình cô theo Đạo giáo.
Khi về nhà, cô bắt đầu biết cầu nguyện cho mẹ côđã bốn ngày ba đêm sống trong hôn mê. Đêm hôm đó, một kỳ tích đã xuất hiện: mẹcô đã tỉnh dậy. Bà đã mất một năm sau đó.
Sau đó, cô ghi danh tại Viện Phật giáo Malaysia khi cô 19 tuổi và sống ở đây 15 năm trước khi trở thành một nữ tu vào năm 2000.Ở đây ngày nào cô cũng học giáo lý đạo Phật, thực tập thiền, và học cách rèn luyện tâm-khẩu-ý.
Khi giáo sư dạy Thiền của cô đề nghị cô sang Đài Loan để lấy học vị cử nhân Phật học, cô từ chối.
“Tôi quyết định đi Mỹ dù biết rằng tôi sẽ bắt đầu lại từ số 0, và ngôn ngữ cũng là một vấn đề. Nhưng tôi biết nơi đây sẽ cho tôi cơ hội để giúp đời, vì hầu hết văn học Phật giáo ở đây đều sử dụng tiếng Hoa, mà không phải là tiếng Anh”.
Cô Lim đến Chicagocách đây 10 năm và đang sống tại DeKalb được hai năm nay, trong khi đó cô theo học học vị Tiến sĩ Điêu khắc. Cô đã tốt nghiệp vào tháng 5 năm nay.
“Nghệ thuật của cô Lim là để ủng hộ hòa bình”, bà Anna Marie Coveny, giám đốc phòng triển lãm nghệ thuật tại Trung tâm Phụ nữDeKalb, đã nói như thế. Trung tâm này vừa trưng bày những con rối bóng của cô.
Bà nói thêm: “Cô Lim sử dụng những tác phẩm nghệthuật của mình để tích cực ủng hộ hòa bình và hòa hợp, và để gặp gỡ người phương Tây”.
Ngày nào cũng thế, cô thức đến 1 hay 2 giờ sáng để làm những con rối. Một trong những kế hoạch sau cùng của cô là cô sẽ kể một câu chuyện Phật giáo truyền thống bằng cách sử dụng hình tượng cao bồi bằng những con rối bóng.
“Điều thú vị nhất trong nghệ thuật của cô là cô dùng những hình ảnh của nền văn hóa của Malaysia và tìm một cách kết nối với văn hóa của người xem ở đây”, David Parker nói. Ông là giáo sư phụ tá nghệ thuật và cũng là giáo sư dạy điêu khắc của cô.
Nói về con đường tu tập, cô Lim cho biết: “Lời phát nguyện trở thành nữ tu là dành cho cả đời. Bạn chỉ có một cơ hội này mà thôi”.
Thủy Ngọc lược dịch (Theo buddhistchannel.tv)
(theo GNO)
BÌNH LUẬN