Mấy năm gần đây phương pháp thi trắc nghiệp trở nên phổ biến bởi tính chính xác và khách quan của nó. Phật giáo cũng không ngoại lệ, trong c...
Mấy năm gần đây phương pháp thi trắc nghiệp trở nên phổ biến bởi tính chính xác và khách quan của nó. Phật giáo cũng không ngoại lệ, trong các kỳ thi giáo lý vừa rồi đề thi bao gồm 2 phần trắc nghiệm Phật pháp và tự luận. Trong GĐPT đề thi Phật pháp theo phương pháp trắc nghiệm đã được anh chị em Huynh trưởng áp dụng từ rất lâu và đầy đủ các bậc từ bậc Mở Mắt cho đến bậc Lực bậc cao nhất của tu học trường kỳ dành cho Huynh Trưởng.
Trong bài này Hồng Hòa Vi xin gởi đến các bạn một đề thi trắc nghiệm Phật pháp online trực tuyến gồm 20 câu để thử nghiệm, nếu cảm thấy thuận lợi. Hồng Hòa Vi sẽ số hóa hoàn thiện bộ đề thi trắc nghiệm và lần lượt đăng tải để anh chị em xa gần thi thử nhằm ôn tập Phật pháp trực tuyến một cách tiện lợi.
Mặc định mỗi bài thi có 20 câu mỗi câu chỉ có 4 đáp án theo đúng chuẩn. Dưới mỗi bài thi sẽ có nút nhấn để xem kết quả, Sau khi làm bài xong, chương trình sẽ hiển thị tổng số câu đúng trên 20 câu đồng thời sẽ đánh dấu đâu là đáp án chính xác. Khi muốn làm bài trắc nghiệm lại thì các nhấn f5 để tải lại trang. Trong trường hợp nếu trình duyệt vẫn còn nhớ bài thi thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctr + Shift + Del để xóa hết bộ nhớ của trình duyệt. Thêm một điều nữa là trình duyệt của bạn phải bật Javascript. Nói chung nếu thấy rắc rối quá thì “just do it”
Khuyết điểm của phần thi trắc nghiệm online này là nó sẽ không ghi lại kết quả để so sánh giữa các lần kiểm tra và không xáo trộn được câu hỏi một cách tự động.
Anh chị em thử trắc nghiệm kiến thức của mình xong cho bình luận phía dưới để Hồng Hòa Vi hoàn thiện vụ này nhé.
Thân mến!
Hồng Hòa Vi.
01. Ngũ căn thuộc chi phần nào trong Tứ Diệu Đế?
02. Tinh thần siêng năng không mệt mỏi được gọi là gì trong ngũ căn?
03. Sự nhớ nghĩ một đề mục trong chân lý, giáo lý nhà Phật được gọi là gì trong ngũ căn?
04. Sự sáng suốt khi thấy rõ các vấn đề các pháp một cách chân chánh được gọi là gì trong ngũ căn?
05. Chuyên chú vào một đề mục, an trú tâm được gọi là gì trong ngũ căn?
06. Tín căn hiểu thế nào mới đúng?
07. Ngũ căn là gì?
08. Tại sao hành giả tu theo Phật cần thực tập ngũ căn?
09. Ngũ căn đồng hành cùng pháp nào tạo ra sức mạnh?
10. Thực hành Bát Chánh Đạo lợi ích gì?
11. Khi tu tập Bát Chánh Đạo, điều đầu tiên cần phải có là gì?
12. Theo tinh thần Phật giáo muốn đạt được sự nghiệp phải làm gì?
13. Dùng lời nói chơn thật không tạo nghiệp bất thiện mà chỉ tạo nghiệp thiện thì gọi là lời:
14. Người phân biệt được thiện ác nhân quả, thấy rõ bốn sự thật căn bản khổ - tập - diệt - đạo, thì gọi là người:
15. Sống một cách lương thiện thuộc về:
16. Trong Bát Chánh Đạo, sự không xao lãng, nhớ nghĩ pháp môn cho tâm được an tịnh, thì gọi là:
17. Tứ Chánh Cần nghĩa là:
18. Nghiệm xét, nghĩ suy, quán chiếu một cách đúng đắn, hợp với chân lý, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và người gọi là:
19. Người Phật tử trong nỗ lực tu tập, cần thực hiện:
20. Trước làm việc bất thiện nay quyết tâm từ bỏ, gọi là gì trong Tứ Chánh Cần?
Bạn đọc có thể làm thêm các bài trắc nghiệm Phật pháp khác ở chuyên đề >> Đố vui Phật Pháp
BÌNH LUẬN