Hạnh phúc là sự thỏa mãn tâm lý. Đạo đức học yêu cầu rằng những gì mang lại hạnh phúc cho một người không được gây hại cho người khác và p...
Hạnh phúc là sự thỏa mãn tâm lý. Đạo đức học yêu cầu rằng những gì mang lại hạnh phúc cho một người không được gây hại cho người khác và phải giữ được lâu bền. Buông mình theo sự thỏa mãn vật chất, những thú vui phù phiếm, những danh lợi hão huyền… thì cái hạnh phúc nếu có cũng không được lâu dài, lại có thể gây hại cho mình và cho người khác.
Hạnh phúc lớn nhất của người con Phật là sự giải thoát tối hậu, Niết bàn. Con đường đến mục đích ấy có thể rất xa và rất khó đi. Tính hiện thực và tích cực của đạo Phật là nhận biết đời là khổ, tìm cách giảm thiểu khổ cho đến khi khổ được tận diệt. Hạnh phúc đến với ta theo từng mức độ của sự giảm thiểu khổ đau. Để được như thế, mỗi người cần phải tạo cho mình hoàn cảnh để sống hạnh phúc.
Chúng tôi xin giới thiệu kinh Đại Hạnh Phúc (Maha Mangala Sutra) trong Kinh Tập (Sutta Nipata) và trong Tiểu Tụng (Khuddaka Patha) thuộc Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya). Trong kinh, Đức Phật dạy về những gì được xem là hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Đây là những điều có thể được thực hiện trong đời sống hàng ngày và nếu ta chỉ thực hiện trọn vẹn một vài điều thì cũng đạt được hạnh phúc lớn lao nhất, thậm chí chỉ thực hiện ở một mức độ nào đó thì đời ta cũng được thấm nhuần phước lạc. Những hạnh phúc lớn lao lại rất đời thường này là gì? Là sự giữ gìn chánh hạnh, làm thiện, tránh ác, sống giản dị, tinh cần, có kiến thức, từ ái, khiêm cung, giỏi nghề, yêu nghề, hiếu dưỡng cha mẹ, thương yêu gia đình, giúp đỡ thân thích, bè bạn, học và hiểu Phật pháp, tâm an bình, không dao động trước việc đời…
Phần mở đầu kinh là duyên khởi kinh. Đức Phật đang trú tại Xá Vệ (Savtthi, nay là Sahet Mahet, gần Balrampur, Bắc Ấn Độ), vườn Kỳ Đà (Jetavana), tịnh xá Cấp Cô Độc (Anathapindika vihara). Ngài giảng kinh này khi một vị thiên đến hỏi ngài thế nào là hạnh phúc lớn nhất. Tiếp theo là 12 đoạn kệ. Đoạn 1 là bài kệ của vị thiên hỏi Phật, 10 đoạn tiếp theo là của Đức Phật giảng về những hạnh phúc lớn nhất. Đoạn cuối lời kết thúc của Đức Phật.
Chúng tôi xin chuyển bài kinh sang Việt ngữ dựa theo các bản dịch Anh ngữ từ Pali ngữ của các Thượng tọa Piyadassi, Thanissaro, Narada và của TS R.L.Soni:
“ Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn trú tại Xá Vệ, trong vườn Kỳ Đà, tịnh xá Cấp Cô Độc. Đêm đã khuya, một vị thiên tỏa sáng khắp vườn Kỳ Đà dến gần Đức Phật. Đến gần, vị ấy đảnh lễ Đức Phật rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị ấy hỏi Thế Tôn:
Trời, người mong được biết
Hạnh phúc lớn nhất đời
Khiến đời này an lạc
Xin Ngài giảng dạy cho
Đức Phật dạy:
Không theo với kẻ ngu
Sống chung cùng bậc trí
Ca ngời người xúng đáng
Là hạnh phúc lớn nhất
Sống trong môi trường tốt
Từng thực hiện công hạnh
Hướng mình vào thiện hành
Là hạnh phúc lớn nhấtHọc rộng, nghề nghiệp giỏi
Khéo giữ gìn đức hạnh
Luôn nói lời hòa ái
Là hạnh phúc lớn nhấtHiếu dưỡng với cha mẹ
Chăm sóc tốt gia đình
Tinh cần trong công việc
Là hạnh phúc lớn nhấtBố thì sống chân chính
Giúp đỡ những người thân
Hành vi luôn chính đáng
Là hạnh phúc lớn nhấtDứt bỏ mọi điều ác
Tránh xa chất gây say
Siêng năng làm việc thiện
Là hạnh phúc lớn nhấtKhiêm cung và lễ phép
Biết ơn, sống giản dị
Chăm chuyên nghe giảng pháp
Là hạnh phúc lớn nhấtNhẫn nại, cởi mở lòng
Luôn gần các tôn đức
Phật pháp chuyên thảo bàn
Là hạnh phúc lớn nhấtSống tinh cần, chăm chỉ
Lĩnh hội pháp Tứ đế
Thấm nhuần pháp Niết bàn
Là hạnh phúc lớn nhất,Dù tiếp xúc với đời,
Tâm không hề dao động,
Vẫn an bình, vô ưu
Là hạnh phúc lớn nhất.
Phật pháp | Tuệ Nhẫn
(theo Tạp Chí VHPG)
BÌNH LUẬN