(Pháp thoại của Hòa thượng Thái Hòa với Trại sinh Huyền Trang Tây Nam Phần ) Theo chương trình đào tạo HT GĐPT trải qua các bậc học. Hôm n...
(Pháp thoại của Hòa thượng Thái Hòa với Trại sinh Huyền Trang Tây Nam Phần)
Theo chương trình đào tạo HT GĐPT trải qua các bậc học. Hôm nay trong trại Huyền Trang, Thầy cho đề tài “Tinh thần Ngài Huyền Trang trong đời sống của GĐPT”.
Trong Phật giáo, Ngài Huyền Trang tiêu biểu cho vị Pháp sư cầu học cầu tu, ý chí cương quyết Ngài đã dịch Tam tạng giáo điển cống hiến cho gia tài Phật giáo nói riêng, cho tri thức nhân loại nói chung. Học về Ngài, tầm nhìn của ta không còn giới hạn trong không gian nhất định mà vượt ra ngoài không gian, thời gian, có tầm nhìn cao hơn, rộng lớn hơn , không mang tính cục bộ.
Về mặt không gian, Ngài sinh ra ở Trung Hoa. Đứng trên lập trường dân tộc mà nói, Ngài là một vị Pháp sư Trung Hoa, nhưng vì sao GĐPTVN lại phải học? Vì sao người Việt Nam không học các Tổ Việt Nam mà lại học Huyền Trang là một vị ở Trung Hoa. Câu hõi nầy không trả lời được vì bị đám cực đoan dân tộc đánh mình. Nếu không có lý luận vững chải sẽ bị đánh bất ngờ của đối phương..
Ngài Huyền Trang sinh ở Trung Hoa, đối với Phật giáo, Ngài sinh ở Trung Hoa chỉ là phương tiện, thật sự trí tuệ, tinh thần Ngài không phải chỉ là của Trung Hoa mà của con người, của nhân loại, của Phật giáo..
Tổ chức GĐPT là một tổ chức đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần PG, cho nên PG không bị giới hạn bởi không gian quốc gia nầy, quốc gia khác. Trên thế giới bất cứ một vị Pháp sư, một vị thiền sư nào đức hạnh, trí tuệ thì Phật tử trên toàn cầu xem đó là Thầy Tổ mình noi gương đó để học hỏi, nếu phân tâm kỳ thị Ngài Huyền Trang là của Trung Hoa thì mình cũng tiếp tục kỳ thị đức Thích Ca là ở Ấn Độ mà sao mình lạy? Chân lý không của ai cả mà của tất cả, đạo đức thì không của riêng ai cả mà của tất cả, trí tuệ không của riêng ai mà của tất cả, tình thương thì không của riêng ai mà của tất cả. Cũng như các nhà phát minh khoa học là người Pháp, người Đức, Anh, Hoa Kỳ, Do Thái có những công trình khoa học có ích cho nhân loại đã trở thành của nhân loại, các Ngài sinh ở đâu là may mắn ở đó, những thành quả các Ngài làm được là của nhân loại, các Ngài làm vinh dự cho chúng ta. Học Huyền Trang là học cái gì để biến Ngài trở thành Huyền Trang của thời đại bây giờ, đóng góp cho thời đại bây giờ qua chất liệu của Huyền Trang của quá khứ.hơn một ngàn năm., chúng ta biến Huyền Trang của thời đai chúng ta, trao sức sống đó cho thế hệ tương lai đàn em chúng ta. Đó mới là cách học Huyền Trang làm sống dậy tinh thần Huyền Trang cách đây mười mấy thế kỷ trở thành Huyền Trang của thế kỷ chúng ta.
TÂM CẦU HỌC
Học với Huyền Trang là học về Tâm cầu học. Lịch sử cuôc đời Ngài xuất gia lúc còn rất trẻ, nhưng thái độ, tinh thần cầu học của Ngài rất lớn, học với anh mình, học với các bậc tôn đức, nghe ở đâu có bậc danh tăng, có bậc trí tuệ là Ngài tìm đến cầu học. Tinh thần học của Ngài không mang tính cục bộ, không mang tính địa phương, không mang tính tông môn Ngài đều tìm đến để học. Ngài học với thái độ, với phương pháp lắng nghe và gạn lọc, Ngài học hỏi tất cả các pháp môn, các nền tư tưởng PG , nhưng không phải cái gì cũng tiếp thu mà sau khi học Ngài gạn lọc để thấy cái đúng, cái sai, cái chuẩn xác, cái chưa chuẩn xác, mỗi Ngài dạy mỗi kiểu, có khi đối chọi, mâu thuẩn nhau. Ngài cứ đi học tìm hiểu thêm và cuối cùng Ngài gạn lọc, cái nầy là phương tiện, cái nầy là pháp cứu cánh. Với tâm cầu học đó, Ngài qua Ấn Độ học ngay nơi gốc, Ngài đi sang Ấn Độ tạo ra bộ phim Ngô Thừa Ân viết về Tây Du ký.
Tâm cầu học của Ngài rất tha thiết, rất chí thành, làm thế nào hiểu được uyên nguyên của Phật pháp, hiểu được gốc rể cội nguồn Phật pháp, chứ không học qua người đã pha chế theo quan điểm của mình. Tâm cầu học của Ngài Huyền Trang rất đặc biệt : làm thế nào học ngay nơi nguồn gốc của Phật pháp mà không bị pha chế. Đó là tâm cầu học của Ngài. Qua tinh thần đó, học Phật pháp thời đại chúng ta , mỗi Thầy dạy mỗi kiểu, sách viết mỗi góc độ, internet nói Phật giáo mỗi cách khác nhau, nếu chạy theo thì không biết đường nào hết.. Trong toàn cầu đó, nếu không hiểu được nguyên trạng, mục đích Phật pháp là gì, phương tiện Phật pháp là gì thì Phật tử đứng ở nhiếu góc độ tấn công nhau, ai là người chịu hậu quả thiệt hại? Các huynh trưởng học Phật đứng từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều hướng khác nhau, tấn công nhau thì GĐPT thiệt hại trước rồi đến PG, đến người ngoài và ra đến xã hội.
Ý CHÍ CƯƠNG QUYẾT
Khi phát tâm cầu học qua Tây Trúc Ngài Huyền Trang có lời thề ”thà đi về hướng Tây mà chết, còn hơn quay lại hướng Đông mà sống” hướng Tây là Tây trúc đó là Tây vức Ấn Độ, hướng Đông là Đông độ, là Trung Hoa. Chúng ta thấy được tâm cầu học, lý tưởng cầu học của Ngài Huyền Trang..
Học của Ngài Huyền Trang cách đây mười mấy thế kỷ có thể thắp sáng lên được cho Huyền Trang thời đại chúng ta không? Chúng ta học trại Huyền Trang đáng lẻ học ở miền Tây gặp trở ngại nên chúng ta phải lên đây, nhưng trở ngại nầy có đáng chi so với trở ngại của Ngài Huyền Trang gấp triệu lần đối với trở ngại chúng ta hôm nay, khi gặp trở ngại chúng ta làm sống dậy tinh thần cương quyết của Ngài. Nếu không thì ta sẽ bỏ cuộc, khi đã kiên định lập trường, lý tưởng thì không có bất cứ trở ngại nào lay chuyển ta được..Thầy trò Huyền Trang từ Đông độ qua Tây trúc khó khăn cực kỳ. Đối chiếu như vậy thì thấy lòng nhẹ tênh. Ta đọc một quyển sách thấy buồn ngủ, hãy nghĩ đến Ngài Huyền Trang từ Trung Hoa qua Ấn Độ để học kinh, dịch kinh, thỉnh kinh, in kinh đưa đến cho mình, bao nhiêu Ngài như Ngài Trí Quang, Minh Châu, Nhất Hạnh, Trí Tịnh, Thiện Siêu, Thiện Hoa, Thiện Hòa ngồi dịch kinh cho mình đọc mà mình cũng biếng nhác là sao?
Khi ý chí bắt đầu yếu đuối, làm sống dậy hình ảnh, ý chí của các Ngài trong việc tu học, nghiên cứu, tu tập của mình. Học ý chí kiên cường của Ngài là vì Ngài thấy được mục đích mình làm thì những trở ngại chỉ là phương tiện, không có phương tiện nầy thì dùng phương tiện khác để đạt được sở nguyện của mình. Không gian của miền Tây trở ngại thì mượn không gian miền Đông, miền Đông trở ngại thì mượn không gian miền Bắc, miền Bắc trở ngại thì mượn không gian miền Nam, có nhiều không gian cho mình vận dụng. Khi đã kiên định lập trường, có đường lối thì mọi phương tiện trở ngại đều có thể vận dụng mà không bị chệch hướng..
Hòa thượng Thái Hòa làm bài thơ “Sóng vượt qua bờ”:
“Tu là chơi, chơi với mình trong sâu lắng, chơi với người trong thanh cao
Vầng mây từ hạ nắng thảnh thơi mọi phương trời
Vầng trăng xuyên mây bạc ôm xuống đỉnh núi chơi
Tu là chơi với cát, vẽ cát thành lâu đài
Vẽ ký ức hồi tưởng, vẽ viễn ảo tương lai
Vẽ mặt trời hiện tại, nhưng không vẽ đóa sen hồng
Thơm đẹp ngàn nơi!
Tu là chơi với sóng, vẽ sóng từ chân kinh, viết lời kinh trên sóng
Gọi mời giông bảo dậy cho sóng vượt qua bờ”..
Gọi mời giông bảo dậy để thử sức mình ngang đâu, biết sức mình ngang đâu, biết người chung quanh mình là ai, có cùng lý tưởng mình không. Có những trường hợp rất khó khăn, thử hỏi cấp còn được bao nhiêu người, cuộc đời êm đềm thấy cấp nào cũng giống nhau. Khi giông bảo thét gầm lên thì những người hèn yếu, thủ đoạn bất chính rơi rụng chỉ còn lại hạt chắc, hạt bồ đề là bao nhiêu hạt đủ khả năng đâm chồi nẩy lộc hay hạt lép, chất trong hạt không còn, ngoài là hạt bồ đề nhưng bên trong không phải hạt bồ đề, là hạt đá, hạt tương tự bồ đề. Vì thế nên thỉnh thoảng mời giông bảo dậy để biết tâm mình đối với lý tưởng, đối với đạo, đối với cuộc đời như thế nào? Nên chúng ta cương quyết học hỏi chánh pháp, phụng sự chánh pháp, phát huy chánh pháp của Pháp sư Huyền Trang trong thời đại chúng ta.
KHẢ NĂNG TỔNG HỢP
Ngài Huyền Trang là vị có khả năng tổng hợp hết tất cả tư tưởng Phật giáo từ Tiểu thừa (Bộ phái) cho đến PG Đại thừa.
Đọc tác phẩm “Thành Duy thức luận”, đó là tác phẩm Ngài tổng hợp lại của 10 vị đại luận sư Ấn Độ trở thành tác phẩm của Ngài Huyền Trang . Thành Duy thức luận là đỉnh cao Tuệ giác của Ngài. Ngài có khả năng tổng hợp mọi tư tưởng về cách nhìn PG của các đại luận sư từ Tiểu thừa đến Đại thừa, từ trước đó và cùng thời với Ngài trở thành tác phẩm của Ngài. Tác phẩm nầy đã được Hòa thượng Tuệ Sỹ, Hòa thượng Thiện Siêu dịch rồi.
Ngài còn viết “Bát thức quy củ” Ngài là vị có khả năng tổng hợp giáo điển PG từ các Bộ phái Tiểu thừa đến Đại thừa, cuối cùng Ngài đạt đến Tuệ giác rất lớn về mặt học thuật, giải trình được các giáo nghĩa về Ngã không và Pháp Không. Ngã vốn không có tự tính, Pháp Không: Là các Pháp vốn không có tự tính. Trước đó các nhà Phật học Tiểu thừa Bộ phái chỉ thấy được Ngã không nhưng còn kẹt vào Pháp hữu là không có bản ngã thật sự. 5 uẩn không có tự tính, là một tập hợp của thân nên gọi thân nầy là tập hợp 5 uẩn, mỗi uẩn trong 5 uẩn cũng không có tự tính nên gọi là Ngã không. Sắc uẩn thuộc về chất rắn (da thịt, gân cốt) sắc uẩn là một tập hợp thuộc về hình sắc, yếu tố vật lý. Có 4 yếu tố : Địa đại thuộc xương cốt, Thủy đại thuộc chất lỏng, Hỏa đại thuộc về chất nhiệt, Phong đại thuộc về chất khí trong cơ thể, 4 cái đó liên kết nhau tạo ra yếu tố vật chất, không có cái nào chủ thể nên 4 cái đó nó tương nhập, tương tức, tương quan với nhau. Thấy được như vậy là Vô ngã, là thấy được vô chủ nơi sắc uẩn.
- Thọ uẩn : là cảm giác : khổ thọ , vui (lạc thọ), không khổ, không vui (xả thọ), hỷ thọ (cảm giác vui vui), Ưu thọ (cảm giác buồn buồn). Thọ uẩn là một tập hợp của 5 thọ.
- Tưởng uẩn : một tập hợp của những ý niệm thuộc về tri giác, tưởng uẩn gọi là tri giác, nó không phải là Ngã mà cũng chỉ là một tập hợp
- Hành uẩn : những tư niệm, tác ý, là chủng tử tâm hành, đó cũng chỉ là một tập hợp.
- Thức uẩn : 6 nhận thức của 6 quan năng. Nhận thức thuộc về mắt là nhãn thức, nhận thức thuộc về tai gọi là nhĩ thức …, nhận thức thuộc về ý gọi là ý thức. 5 nhận thức đó tùy theo đối tượng, mắt duyên vào sắc biểu hiện nhãn thức, tai duyên vào âm thanh biểu hiện nhĩ thức … 5 cái đó là Tiền ngủ thức: có đối tượng nhận thức nhất định.
- Ý thức : bao gồm các nhận thức kia sau khi nhận thức ảnh tượng đi vào trong tâm. Ảnh tượng tồn tại trong tâm sau khi nhãn thức đã nhận thức …gọi là Pháp Trần. Thức còn 2 yếu tố nữa là : Mạt na thức và A lại da thức. Uẩn kết hợp 8 yếu tố.
Trong Bát Thức Quy Củ Ngài giảng rất rõ bát thức qua từng bài Kệ. 5 uẩn kết hợp thành thân nầy nên nó Vô ngã. Sắc không phải là Ngã …nên gọi là Ngã không. Chính mỗi uẩn cũng không có tự tính nên gọi là Pháp Không… 4 Đại không có Ngã, 5 uẩn không có tự tính.. Ngã Không là giáo lý xuyên suốt từ Nguyên thủy các Bộ phái đến Đại thừa. . Đại thừa phát triển thêm tự thân 5 uần cũng không có tự tính gọi là Pháp không. Ngài Huyền Trang tổng hợp 2 quan điểm đó bao gồm Ngã không và Pháp không do thức biểu hiện ra, chứ thực ra tự tính nó là Không..
Tư tưởng Huyền Trang là tư tưởng Đại thừa xuyên suốt. Thời đại chúng ta, có người tu Tịnh độ theo Ngài Thiền Tâm, Ngài Tịnh Không, tu Thiền theo Hòa thượng Thanh Từ, Ngài Nhất Hạnh, Ngài Duy Lực. Người Huynh trưởng đứng trước trào lưu đa pháp môn phát triển như vậy mình có thái độ như thế nào?. HT trải qua trại Huyền Trang dựa vào tư tưởng Ngài Huyền Trang vạch ra đường đi mà không bị lầm lẫn, không bị đối phó, không bị đối ngại, không bị phân rã.. HT Huyền Trang sử dụng chất liệu Huyền Trang đủ khả năng tổng hợp và thanh lọc, hướng dẫn cho đoàn sinh mình pháp môn nào thích nghi với không gian nào, thời gian nào, đưa các em đi đến cái toàn hảo, toàn diện, chứ không phải chỉ một bộ phận.
Câu chuyện người mù rờ voi : rờ cái chân nói là như cái chày, rờ bụng nói là như cái trống, rờ đuôi nói như cái chổi, rờ cái vòi nói như con đỉa. Người mù nói như vậy đúng hay sai?. Đúng là đúng theo cảm giác theo tri giác, nhận thức của họ, nhưng sai vì nhìn một bộ phận tưởng là toàn thể con voi.. Con mắt thì thấy mà bảo nó nghe thì làm sao được. Người mắt sáng nên xử lý thế nào?, mình bệnh ai, bỏ ai? Bênh ai, bỏ ai cũng chết. Vậy người Huynh trưởng thời đại chúng ta đối diện hoàn cảnh như hôm nay xử lý thế nào ? Nếu nói tất cả sai thì người mù đó không chịu, nếu nói đúng thì không được, vì sao chỉ thấy một bộ phận mà cho là tất cả. Hãy bật ngọn đèn trí tuệ lên cho họ, quý vị nói đúng là từng khía cạnh, nhưng tổng thể con voi là tất cả, chấp nhận từng đối tượng họ đúng từng cái rồi uyển chuyển cho họ biết họ đúng trong phạm vi họ tiếp xúc. Với người mù đừng nói là đúng hay sai với họ mà phải kiên cường, chịu khó, ẩn nhẫn giáo dục nói cho họ hiểu, chứ đừng phản ứng tức thì với họ là đúng hay sai.
Trong Thành Duy thức luận, Ngài Huyền Trang tổng hợp tất cả quan điểm của các luận sư, Ngài là một vị có trí tuệ tuyệt vời. Cho nên Ngài là con người của tất cả chúng ta chứ không phải của Trung Hoa. Trí tuệ là của tất cả. mặt trời không của nước nào, nhưng các quốc gia đều đươc thừa hưởng ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Khi một tuệ giác vượt khỏi lằn mức không gian thì trở thành của tất cả, tùy duyên đứng ở không gian nào thì thừa hưởng không gian ấy.. Từ GĐPT ở miền Đông, rồi miền Trung, miền Nam, có thể năm ở vị trí BHDTƯ, vượt tầm ra thế giới, mình phục vụ nhân loại với hạnh nguyện của người GĐPT chứ không phải chỉ phục vụ riêng GĐPT.
Phiên dịch tam tạng ngày nay có nhiều người dịch, chứ không chỉ có Huyền Trang, khi quy ước thì có máy, nhưng máy không thể trở thành ý chí nghị lực của Huyền Trang, máy không đủ khả năng thấy được từ Ngã không đến Pháp không. Chính tinh thần Huyền Trang đưa GĐPTVN là cái nền cho mọi thời đại dựa trên nền đó để phát triển, chứ không phải đi kịp thời đại, đi ngang tầm thời đại, đứng trên nền tảng đó mà phát triển. Đó là nền tảng của đạo đức, của tri thức, của tình thương.. Nếu không phát triển trên tình thương thì xã hội đó phải loại, nếu không phát triển trên Trí thì xã hội càng phân phe nhóm, bè phái sai lầm. Nếu không phát triển trên nền tảng Dũng thì trở thành bạo lực, hèn yếu. Cho nên Dũng có khả năng biến Bi Trí thành hiện thực. PG không phải là triết thuyết, Phật tử không phải là triết gia đưa ra triết thuyết mà Phật tử có khả năng nói, có khả năng làm,có khả năng tư duy và biến tư duy đó thành thực tề . Ta không đi trước hay đi ngang tầm thời đại, ta luôn luôn làm nền cho mọi thời đại phát triển đúng hướng. Nền đó là BI TRÍ DŨNG. Một xã hội an lạc không thể thiếu Bi, một xã hội văn minh không thể thiếu Trí, Dũng đủ khả năng chuyển đổi từ mặt nầy sang mặt khác, từ không gian nầy qua không gian khác, con người tử thấp kém trở thành cao thượng không thể thiếu tánh Dũng. Cho nên BI TRÍ DŨNG là nền tảng cho mọi thời đại phát triển., chứ không phải chạy theo thời đại hay đi trước thời đại, đi trước thời đại thì cho là mình không thực tế..
Giàu mà không có ai thương thì không có hạnh phúc, giàu mà ngu thì không thể có hạnh phúc, giàu rồi mà đau ốm cũng không có hạnh phúc, nhưng giàu rồi phải có tình thương, phải có trí tuệ, không bệnh hoạn, dõng mãnh.
Huyền Trang có khả năng biến Bi Trí Dũng thành đời sống chính mình và đời sống của thời đại mình đang có mặt, là nền tảng cho thời đại, cho thế hệ tiếp theo. Đó là sứ mệnh của Huynh trưởng Huyền Trang chúng ta.
DIỆU THUẬN Ghi
BÌNH LUẬN