Nhà sư Huyền Trang của t riều đại nhà Đường đã thực hiện chuyến đi đến Ấn Độ dọc theo Con đường Tơ lụa cổ xưa vào thế kỷ thứ 7 để thu thập ...
Nhà sư Huyền Trang của triều đại nhà Đường đã thực hiện chuyến đi đến Ấn Độ dọc theo Con đường Tơ lụa cổ xưa vào thế kỷ thứ 7 để thu thập kinh điển Phật giáo.
Sau đó ngài đã dịch hàng trăm bộ kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc, góp phần vào sự phổ biến của Phật giáo ở Trung Quốc và sự phát triển của nó ở Đông Á.
Chứa khoảng 260 ký tự, Tâm kinh là một bản tóm tắt các học thuyết quan trọng của Phật giáo Đại thừa, một trong những chi nhánh hiện hữu chính của Phật giáo.
Phiên bản kinh này của Huyền Trang được tôn kính bởi các học giả Phật giáo và thường dân.
Hôm thứ Năm qua (27-10), khoảng 240 nhà sư Phật giáo và học giả từ 30 quốc gia và khu vực tập trung tại Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nhân Diễn đàn Văn hóa Tâm kinh lần đầu tiên.
Những người tham gia chia sẻ quan điểm của họ về bản kinh và ý nghĩa của nó đối với giao lưu văn hóa.
Ngài Tinh Vân tham dự hội thảo cùng viết Tâm kinh
Phật giáo có nguồn gốc sâu xa và là một truyền thống lâu đời ở các nước dọc theo Con đường Tơ lụa, ngài Xincheng, Phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, phát biểu tại diễn đàn này.
"Chúng ta sẽ theo bước chân của thầy Huyền Trang, sử dụng trí tuệ của Tâm kinh để giải quyết các vấn đề hiện đại ngày nay và đóng góp cho một thế giới hòa bình và hòa hợp", ngài Xincheng nói.
"Đạo Phật dạy con người đạo đức cao nhất - để yêu thương mọi người, có lòng từ bi, thể hiện lòng tốt và sự khoan dung", Prakrit Ranjan Barua, phó chủ tịch Bouddha Kristi Prachar Sangha của Bangladesh, một nền tảng Phật giáo ở Dhaka, cho biết tại diễn đàn. "Đó là một tôn giáo, một khoa học tâm linh và là một cách sống".
Sau lễ khai mạc, 30 tu sĩ và học giả cùng viết Tâm kinh trên một cuộn giấy dài, mỗi người viết một câu bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Một điểm mà bản kinh nhấn mạnh là sự liên kết tồn tại giữa mọi hiện hữu khác nhau trên thế giới.
"Thông qua Con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển, Phật giáo đã kết nối châu Á với châu Âu trong quá khứ", Đại sư Tinh Vân, người sáng lập Tu viện Phật Quang Sơn tại Đài Loan cho biết.
Naresh Man Bajracharya, phó hiệu trưởng danh dự của Đại học Phật giáo Lâm Tỳ Ni tại Nepal, kể lại các mối liên kết giữa Nepal và Trung Quốc, bao gồm cả việc một họa sĩ Nepal được mời đến Trung Quốc để xây dựng chùa Trắng ở Bắc Kinh trong triều đại nhà Nguyên. Ngôi chùa vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay.
Maha Vihara, người đứng đầu Phật giáo Malaysia, đã nói về việc giảng dạy đạo Phật cho thế hệ trẻ, những người đang đắm chìm trong công nghệ.
"Chúng ta phải tạo ra một chương trình mới nào đó để tiếp cận những người trẻ tuổi mà không thay đổi giáo lý căn bản của Đức Phật", ngài nói.
Người tham dự của diễn đàn cũng đã đến viếng chùa Niushoushan ở Nam Kinh, nơi xá-lợi xương sọ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được lưu giữ từ năm ngoái.
Văn Công Hưng
(theo GNO - China Daily)
BÌNH LUẬN