# Header

$show=/p/news.html$type=grid$c=4$a=0$m=0$tbg=rainbow$sn=0$rm=0

$hide=/p/news.html

THỜI SỰ$show=/p/buddhism.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#782121

QUAN ĐIỂM - GÓC NHÌN$show=/p/buddhism.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#782121$va=0

TU HỌC - PHẬT PHÁP$show=/p/buddhism.html$c=3$type=left$m=0$cl=#782121$va=0

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO$show=/p/buddhism.html$c=3$type=right$m=0$cl=#782121$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/buddhism.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#782121$page=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$va=0$cl=#008000

TÂM TÌNH LAM$show=/p/gdpt.html$c=3$type=blogging$au=0$cm=0$date=1$cl=#008000$va=0

HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN$show=/p/gdpt.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#008000$va=0

NHỮNG DÒNG LAM SỬ$show=/p/gdpt.html$c=3$type=left$m=0$cl=#008000$va=0

VĂN NGHỆ GĐPT$show=/p/gdpt.html$c=3$type=right$m=0$cl=#008000$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/gdpt.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#008000$page=1

TỪ THIỆN XÃ HỘI$show=/p/hdxh.html$c=4$type=complex$M=0$cl=#00A99D$va=0

HOẠT ĐỘNG NGUOIAOLAM.NET$show=/p/hdxh.html$c=3$type=three$h=320$m=0$sn=0$rm=0$cl=#00A99D$va=0

CỘNG ĐỒNG$show=/p/hdxh.html$c=6$type=carousel$m=0$cl=#00A99D$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/hdxh.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#00A99D$page=1

VĂN HÓA$show=/p/life.html$c=4$type=sticky$au=0$date=1$cm=0$cl=#ff6600$va=0

CHỦ ĐỀ KHÁC$show=/p/life.html$c=3$h=320$type=three$m=0$sn=0$rm=0$cl=#ff6600$va=0

DU LỊCH TÂM LINH$show=/p/life.html$c=3$type=left$m=0$cl=#ff6600$va=0

SỨC KHỎE - ĂN CHAY$show=/p/life.html$c=3$type=right$m=0$cl=#ff6600$va=0

BÀI CŨ HƠN_$show=/p/life.html$c=21$type=blogging$m=0$cl=#ff6600$page=1

$show=/p/tu-sach.html$type=three$h=320$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://ebook.nguoiaolam.net/

$show=/p/tvn.html$type=three$c=30$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

$show=/p/tin-tuc-gdpt.html

$show=/p/tin-tuc-phat-giao.html

PHẬT GIÁO$show=/p/news.html$type=complex$c=4$va=0$a=0$m=0$i=1

TIN TỨC GĐPT$show=/p/news.html$type=three$c=3$va=0$h=300$m=0$sn=0$rm=0$i=1

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ$show=/p/news.html$type=blogging$c=3$va=0$m=0$i=1

$show=/p/news.html$type=three$c=9$va=0$spc=0$rm=0$a=0$m=0$i=1$sn=0$ho=https://tv.nguoiaolam.net/

HOẠT ĐỘNG - TỪ THIỆN$show=/p/news.html$type=left$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

ĐỜI SỐNG TÂM LINH$show=/p/news.html$type=right$c=3$va=0$a=0$m=0$i=1

MỚI CẬP NHẬT$show=/p/news.html$type=blogging$c=7$va=0$pages=1$i=1$m=0

Vĩnh biệt người nghệ sĩ Phật giáo đúng nghĩa trong lòng tôi !

Đứng trước kim quan của Cô Út, chợt trong tiềm thức người viết kêu lên “Cô Út! Người nghệ sĩ Phật giáo” mà mình trân trọng nhất so với vô ...

Tang-Le-Ut-Bach-Lan (1)

Đứng trước kim quan của Cô Út, chợt trong tiềm thức người viết kêu lên “Cô Út! Người nghệ sĩ Phật giáo” mà mình trân trọng nhất so với vô vàn người tự xưng, cũng tương tự như soạn giả Phật giáo. Chua xót làm sao. Và người viết chỉ gọi có mỗi mình Cô Út là Người Nghệ Sĩ Phật giáo đúng nghĩa.

Thế rồi tôi cũng đến với  nghệ sĩ Út Bạch Lan (từ đây xin được gọi bằng cụm từ thân thiết mà lúc sinh thời hai cô cháu  thường sử dụng: Cô Út, hoặc Út) trong ngày tang lễ đầu tiên tại chùa Ấn Quang chiều tối ngày 5/11/2016. Có điều, trong  giây phút bàng hoàng chưa qua khỏi con số thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận những cú điện thoại báo hung tin, người viết vẫn không nghĩ rằng Cô Út lại  ra đi nhanh như thế. Nhanh vì Cô Út  ra đi tuy trong cơn bệnh nhưng rất tự tại, ung dung, không có biều hiện đau đớn nặng nề như thường  tình nhân thế. Người viết nói với em Phương hạnh rằng chắc có lẽ Út đã trả hết nợ trần, không còn luyến lưu gì, kể cả bệnh duyên ngắn ngủi !

Tang-Le-Ut-Bach-Lan (3)

Người viết trước linh sàng của Cô Út đêm 5/11/2016.

Từ ghi đông xe ôm bước xuống, thẳng tiến vào nội sảnh của Vãng Sanh Đường, vì nghĩ rằng  mình không hề quen ai hết trong giới nghệ sĩ, ca sĩ hiện đã có mặt trước đó và ngồi chật kín các dãy bàn trong ngoài, để chỉ mong tìm gặp có hai người, đó là  em Hạnh và Châu, những người bên cạnh Cô Út mà người viết đã quen biết từ khi hai em cón bé xíu mỗi lần đến  trò chuyện cúng Cô Út tại nhà. Đó là hai người con nuôi duy nhất mà mình biết, và dù rằng  đã thấy có ai đó mặc nguyện “com lê” dây rơm mũ bạc! Ngoài hai em ấy ra  mình không biết phài chào hỏi ai  nên không  lo ngại khi người ta cũng không biết mình là ai !

Với pháp danh Giác Nhã, đó là kỷ niệm của những tháng ngày Cô Út  và Câu Lạc Bộ Cổ Nhạc - Cải Lượng Phật Giáo TP.HCM chính thức hoạt động, trong đó có người viết, gầy dựng nền móng ban đầu, Giác Nhã của Cô Út và Giác Đạo của tôi đều có khởi nguyên tốt đẹp bởi những tâm nguyện trong sáng ban đầu ấy từ những vị thầy đến với mình và được tôn sư một cách chánh đáng. Cho đến bây giờ, khi Cô Út đã  mãn duyên trần thế, ra đi phủi sạch ân nợ trần duyên, tôi mới giật mình  thấy rằng những vị thầy kiểu ấy  hãy còn nhiều, cũng làm văn nghệ, cũng quay phim, làm chương trình hoành tráng rình rang  mà khi được hỏi mục đích thì chưa bao giờ có câu trả lời. Những  hoạt động như thế, kiểu như thế, thiếu tâm  nguyện trong sáng cho nên không nhận được sự ủng hộ của giới hoạt động nghệ thuật, trong đó có Cô Út và người viết. Cho nên người ta phải dùng tới thứ vũ khí trần đời: đồng tiền ! (kiểu như sòng phẳng cát sê) và đượng nhiên hình tướng  một vị xuất gia cũng được tận dụng tối đa để...thu phục ! Khi cúi lạy trước hương linh của Cô Út tối nay, tôi  chỉ mong Út buông một tiếng: “Thành ơi ! Đừng làm.” như thuở nào.

Sinh thời Cô Út rất cung kính và nhỏ nhẹ với tất cả, thế nhưng khi gặp  phải những chướng duyên khó đỡ, dù đó là nhân vật nào, Cô Út vẫn một mực bày tỏ quan điểm để có những quyết định chính xác, dủ phải khai tử luôn mối quan hệ đó. Có những vị Thầy, khi cao trào văn nghệ Phật giáo đang lên, cũng xoắn tay bước vào và ngang nhiên có những hành xử không đứng mực, Cô Út cũng không vì “bổn phận một người Phật tử” mà cúi đầu vâng lời, để rồi phá nát hết thành quả của tập thể, của chính tâm nguyện trong sáng của mình.

Những thành quả của cô cháu đều đầy ắp kỷ niệm qua các băng cassette “Ca Cổ Phật Giáo” (từ 1 cho đến 6) và những vở cải lương tiên phong được quay dưới dạng video “Thái Tử A Xà Thế’, Thoát Vòng Tục Lụy”, Chuyện Hai Quả cân”, “Mục Liên Tìm Mẹ”.v..v..và gần đây nhất là vở “Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng”. Với Cô Út cònmột chi tiết  quan trọng nữa mà các vở cải lương  nói về cuộc đời đức Phật Thích Ca ồ ạt được nhiều “sọạn giả Phật giáo” tự bỏ tiền túi ra viết  và thực hiện, kể cà một vài bộ phim cùng chủ đề cũng được hồ hởi cho ra đời  vội vả và gượng ép vừa qua, chứng tỏ quan điểm của Cô Út, bác Mười Út Trà Ôn và thầy Đồng Bổn hoàn toàn có cơ sở. Đó còn là thái độ trân trọng  đúng mực đối với vị Phật Bổn Sư  mà mình đang khuôn phò lý tưởng. Thời gian đó, Cô Út và cô Sáu Châu có dư sức, khả năng để thực hiện các công trình  đó, nhưng tất cả đều đồng thanh nhận định “Cuộc đời đức Phật Thích ca quá vĩ đại, nếu có làm nghệ thuật phải làm bằng phim ảnh và tuyệt đối hội đủ  tất cả các yếu tố; làm nửa vời thì chẳng những không thành công, gây tồn hại thanh danh mà còn xúc phạm  công hạnh  của vị Bổn sư  đáng kính, tội sẽ vô vàn bất luận. Là một tác giả thường trực khi ấy, bây giờ nghỉ lạ người viết rất mang ơn  lời dạy quý báu ấy của  Thầy Đồng Bổn, Cô Út và Bác Mười Út Trà Ôn, chứ không phải lúc đó không có ai “biết” viết tường đại loại như  những kẻ thời cơ lầm tưởng. Nhìn lại thực tế bây giờ sẽ là câu trả lời hùng hồn nhất.

Tang-Le-Ut-Bach-Lan (2)

Chụp cùng Cô Út năm 1992 khi quay video “Thoát Vòng Tục Lụy

Cô út đã nằm xuống và ra đi rồi. Chỉ còn biết thầm nguyện cầu cho Cô  được  an  lạc nơi miền tịnh thổ, còn lại đây quá trời những chướng duyên mà có lẽ khi ra đi rồi Út vẫn không nguôi đau đáu. Ở nơi xa đó, có lẽ Út đang mỉm cười vì trút hết gánh nặng lo toan cho nhân thế . Còn lại đây tôi chỉ biết vịn vào những hoài niệm ấy mà tiếp tục cuộc hành trình trong âm thầm lặng lẽ. Nếu không dám tự sánh với các công hạnh của chư Tổ sư hay các hành giả niêm mật thì cũng  phần nào đó đồng cảm với câu thơ của Huyền Giác rằng “Thường độc hành thường độc bộ/ Đạt giả đồng dư Niết Bàn lộ/ Điệu cổ thần thanh phong tự cao/ Mạo tụy cốt cang nhơn bất cố”. Ngày xưa từng đọc câu thơ náy cho Cô Út nghe và Cô rất thích.

Đứng trước kim quan của Cô Út, chợt trong tiềm thức người viết kêu lên “Cô Út! Người nghệ sĩ Phật giáo” mà mình trân trọng nhất so với vô vàn người tự xưng, cũng tương tự như soạn giả Phật giáo. Chua xót làm sao. Và người viết chỉ gọi có mỗi mình Cô Út là Người Nghệ Sĩ Phật giáo đúng nghĩa.

Hãy cùng nhau quán xét trong tư lương, sẽ dễ dàng bắt gặp Cô Út trong ấy, trong mỗi ý niệm tốt lành, của một  tấm lòng chơn thiện mà có lẽ rồi đây chúng ta sẽ khó khăn  mới tìm thấy lại được.

Mong Hương Linh Cô Út thành thơi, phù hộ cho người viết được tiếp tục chân cứng đá mềm. Vì như Út từng tin tưởng  “Lâu nay Thành vẫn vậy”. Đó cũng là lời phó chúc  nuôi sống lý tưởng người viết cho đến tận hôm nay.

Giác Đạo Dương Kinh Thành

BÌNH LUẬN

Name

ăn chay,441,báo chí,1,BBT,2,biên khảo,12,cảm tác,120,câu chuyện đầu ngày,1,câu chuyện lửa tàn,1,chia sẻ,45,chủ đề khác,24,chuyện ăn chay,50,cộng đồng,14,cổng trại,6,đi và viết,10,Diệu Hoàng,11,đố vui phật pháp,4,đời sống,601,du khảo,1,du lịch,56,Đức Phật A Di Đà,12,Đức Quảng,1,GĐPT,114,GĐPT QĐSG,5,GĐPT Quốc Nội,5,GĐPT Thế Giới,1,ghi chép,25,Giác Đạo,1,giáo dục gđpt,10,góc nhìn,13,gút (nút) dây,6,hành chánh gđpt,1,HĐXH,70,hoạt động,18,hoạt động thanh niên,23,huấn luyện gđpt,2,khoa học,9,kiến trúc,6,kinh chú,4,kinh điển,5,kỹ mỹ thuật,11,lam sử,6,lễ hội,3,mật thư,1,Minh Thi,1,món bánh,13,món chay,335,món chè,9,món chính,1,món mứt,2,mỹ thuật,69,nếp sống,150,nghệ thuật,261,nghi thức,8,nghiên cứu,42,Ngọc Hằng,7,người ăn chay,7,Nguyên Hiệp,1,nhân vật,4,nhiếp ảnh,2,pháp âm,82,pháp phục,6,pháp thoại,43,phật đản - an cư,7,phật giáo,972,phật giáo thế giới,40,phật pháp,360,phật pháp & tuổi trẻ,1,phật pháp vấn đáp,39,phim nhạc,29,phóng sự,106,phóng sự ảnh,53,quán chay,12,sách nói,5,sự kiện,85,sức khỏe,38,tâm tình lam,65,thắng cảnh,18,thánh tích,2,Thích Chơn Thiện,5,Thích Giác Nhiên,1,Thích Minh Châu,34,Thích Minh Thế,2,Thích Nhất Hạnh,1,Thích Nhật Từ,1,Thích Tâm Mẫn,25,Thích Thái Hòa,1,Thích Trí Tịnh,3,thơ văn,153,thời sự,350,thủ công trại,7,thực tập hạnh phúc,21,thức uống,3,tiêu điểm,161,tìm hiểu,128,tin tức,190,tin tức gđpt,8,tổ chức gđpt,7,trại - lửa trại,3,Triệu Minh Thi,2,truyện,14,truyện cổ phật giáo,22,truyền tin,5,tu học gđpt,4,tủ sách pdf,108,từ thiện,38,tự viện,31,văn hóa,83,văn nghệ gđpt,19,videos,1,vu lan - báo hiếu,25,xuân - thành đạo,71,
ltr
item
Người Áo Lam: Vĩnh biệt người nghệ sĩ Phật giáo đúng nghĩa trong lòng tôi !
Vĩnh biệt người nghệ sĩ Phật giáo đúng nghĩa trong lòng tôi !
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgT-HfoAkHkkgzWDcsYFxY9dCsA7v5fl4RFmZwMdIWuA3HwvWufjjitTTzqgy0jpUcXqdpyQ45D-n7fO4XULPF1JvRrLIxA62HkrPd9Bwf4OWE8INjvPUk75Wd1ltZm8yBmtr7lmBC42g/?imgmax=800
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgT-HfoAkHkkgzWDcsYFxY9dCsA7v5fl4RFmZwMdIWuA3HwvWufjjitTTzqgy0jpUcXqdpyQ45D-n7fO4XULPF1JvRrLIxA62HkrPd9Bwf4OWE8INjvPUk75Wd1ltZm8yBmtr7lmBC42g/s72-c/?imgmax=800
Người Áo Lam
https://old.nguoiaolam.net/2016/11/vinh-biet-nguoi-nghe-si-phat-giao-ung.html
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/
https://old.nguoiaolam.net/2016/11/vinh-biet-nguoi-nghe-si-phat-giao-ung.html
true
8680068194570582821
UTF-8
Tải Hết Không tìm thấy bài đăng nào XEM HẾT Đọc thêm Trả lời Hủy Xóa Bởi TRANG NHÀ TRANG BÀI VIẾT Xem Hết BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM CHUYÊN MỤC CÁC BÀI CŨ TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT Không tìm thấy bài viết nào phù hợp với yêu cầu của bạn Trở về TRANG NHÀ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec tức thời 1 phút trước $$1$$ minutes ago 1 giờ trước $$1$$ hours ago Hôm qua $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago hơn 5 tuần trước Người theo dõi Theo dõi NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ BỊ ẨN BƯỚC 1: Chia sẻ bài viết. BƯỚC 2: Nhấn vào đường dẫn bạn vừa chia sẻ để mở khóa Sao Chép Mã Chọn Mã Tất cả mã bạn chọn đã được sao chép Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) để thử lại